Thuồng luồng

   Ngày xưa ở thôn Bản Bừa, xã Đồng Lang thuộc vùng Tiên Yên (Bắc Việt) có một cô gái chăn trâu ở bờ sông Nàm Cổ, một hôm gặp một chàng trai khỏe đẹp, rồi đôi bên luyến ái nhau. Chàng trai đưa cô gái về âm phủ rồi chung chạ với nàng. Cô gái có chửa, nhớ cha mẹ, xin phép người yêu trở về thăm. Trước khi cô gái ra đi, chàng trai dặn dò: “Con mình đẻ ra sau này dù thế nào cũng phải nuôi nó theo cách này: là chỉ cho nó uống nước thôi và đừng để bao giờ thiếu nước”.
Cô gái trở về nhà cha mẹ, mười t háng saua, sinh ra một thứ cá. Theo lời cha nó đã dặn, thiếu phụ chỉ cho nó uống nước. Nhưng nó mau lớn quá, mà càng lớn thì càng cần thêm nước, tất cả người ở trong nhà không cung cấp đủ số nước cho nó. Thiếu phụ mới mang đến bờ sông Nàm Cổ, thả nó xuống nước mà nói: “Mẹ không nuôi con được nữa, con hãy trở về sống theo loài của con”. Con cá chiếm vực sông Nàm Cổ mà ở.
Một hôm con cá lên nằm nghỉ trên bãi cát ở bờ sông, có rể của viên chúa Bầu đi săn ngang qua trông thấy, bắn chết. Con vật chết hóa thiêng báo oán làm cho chúa Bầu mất cả giang sơn.
Người ta gọi con vật này là con tu nước hay con tu ngu nàm, còn người Việt gọi tên là thuồng luông. Thiếu phụ đã sinh ra giống thủy tộc này thuộc tộc họ Hoàng nên tất cả gia đình họ Hoàng về sau đền thờ làm vật tổ.

Chia sẻ Truyện này

PinIt